Nghệ nhân Phan Thị Thuận làm ra chăn tơ tằm tự dệt như thế nào?

Nghệ nhân Phan Thị Thuận làm ra chăn tơ tằm tự dệt như thế nào?

Thứ Tue,
30/01/2018
2

Bạn có thể đã nghe nói đến "chăn tơ tằm tự dệt" vì sản phẩm đã xuất hiện vài năm trở lại đây, nhưng bạn đã biết nghệ nhân Phan Thị Thuận đã làm ra chăn tơ tằm tự dệt như thế nào?

Đọc bài “Chăn tơ tằm tự dệt - sản phẩm sáng tạo độc nhất vô nhị của nghệ nhân Phan Thị Thuận”, có lẽ bạn đã hiểu phần nào về những cơ duyên, những trăn trở để bà Thuận sáng tạo ra sản phẩm chăn tơ tằm tự dệt. Ở đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình để làm ra một tấm chăn tơ tằm tự dệt – tấm chăn đặc biệt mà không loại chăn nào có thể so sánh! Sản phẩm đã được đăng ký bản quyền với Cục Sở Hữu Trí Tuệ - Bộ Khoa Học Công Nghệ năm 2016.

Bước 1: Chuẩn bị không gian

Đặc tính tự nhiên của tằm là đến độ “chín”, chúng sẽ tìm nơi để nhả tơ, làm kén. Nghệ nhân Thuận cho biết, con tằm khi đan kén còn có tổ che nên yên tâm miệt mài kéo tơ. Nếu để tằm đan tơ trên một mặt phẳng, tằm nằm trơ thân mình thì có ánh sáng chói, tiếng động ồn ào hay có chút gió cũng đủ làm chúng sợ sệt mà bỏ vị trí đứng xưởng của mình đi trốn. Vì vậy, bà Thuận phải chuẩn bị không gian trong nhà kín gió, tĩnh lặng, không có ánh sáng gay gắt.

Trong nhà dệt của tằm, bà Thuận bố trí các mặt phẳng bằng gỗ hoặc tre nứa đủ rộng và phẳng, rải lớp lót chuẩn bị “xưởng dệt” cho tằm.

Bước 2. Chuẩn bị tằm 

Tằm con nuôi sau 6-8 ngày, tằm con rụng hết lông, chuyển hóa thành nhộng và bắt đầu nhả tơ.

Theo nghệ nhân Thuận, vào mùa thu, một con tằm chứa trong bụng khoảng 400-450m tơ, còn vào mùa hè thì tằm chứa trong bụng khoảng 300m tơ. Từ đó, bà sẽ tính toán lượng tằm tương ứng với độ rộng bề mặt thích hợp để cho con tằm vươn cổ, nhả tơ vừa tầm mà không vướng vào nhau và để sản phẩm có độ dày mỏng mong muốn. Theo cách làm này, cứ mỗi chiếc chăn bà phải dùng hết 40 tằm – 50kg tằm.

Khi tằm bắt đầu nhả tơ, nghệ nhân Thuận dùng lượng tằm cần thiết rải đều trên các mặt phẳng đã chuẩn bị và bắt đầu quá trình giúp tằm “tự dệt”.

Bước 3. Giúp tằm dệt chăn

Trong 5-6 ngày, nghệ nhân Thuận cùng những người thợ luôn thường trực trong “xưởng dệt” để giúp tằm “tự dệt”.

Do tằm có xu hướng tìm nơi làm tổ kén nên nghệ nhân Thuận phải kiên trì tự tay nhặt từng con tằm, đặt từng con theo đúng vị trí mong muốn để chúng nhả tơ. Thế là hàng ngàn, hàng vạn con tằm cùng nằm trên một mặt phẳng rút ruột nhả tơ thành một tấm thảm tơ rộng.

Bí quyết của nghệ nhân là nhặt tằm ra sao để không ảnh hưởng đến chức năng nhả tơ của chúng và sắp xếp từng con thế nào để những sợi tơ đan xen tự nhiên vào nhau, tạo độ gắn kết bền chặt mà vẫn có độ bông xốp cho sản phẩm.

Kết quả hình ảnh cho chăn tơ tằm phùng xá

 

Kết quả hình ảnh cho chăn tơ tằm phùng xá

 

Sau khi tằm nhả hết tơ, chuyển hóa thành nhộng, nghệ nhân Thuận thu gom lượng nhộng đã “hoàn thành nhiệm vụ" và loại bỏ cơ bản những tạp chất của tằm và thu được thành phẩm là tấm tơ phẳng, cứng, liên kết chặt chẽ.

Bước 4. Xử lý thành phẩm

Khi được tấm kén phẳng, nghệ nhân Thuận sẽ tiến hành xử lý tấm kén này qua nhiều bước, hoàn toàn sử dụng nước và nhiệt độ chứ không sử dụng hóa chất.

Từ tấm kén phẳng, cứng, mỏng, màu vàng đậm, qua quá trình đun với nước trong thời gian 3.5h sau đó phơi khô, nghệ nhân Thuận thu được tấm bông tơ mềm, xốp, màu trắng ngà đặc trưng sử dụng làm ruột chăn tơ tằm. Thành phẩm sau xử lý vẫn giữ được mối liên kết giữa các đường tơ của tằm, có độ gắn kết tự nhiên, độ đồng đều cao.

Kết quả hình ảnh cho chăn tơ tằm phùng xá Kết quả hình ảnh cho chăn tơ tằm phùng xá

Bước 5. Hoàn thiện sản phẩm

Tùy theo nhu cầu của khách hàng, tấm bông tơ ban đầu sẽ được cắt theo kích thước mong muốn và tiến hành chần bông tơ tằm.

Để giữ được độ tơi xốp của sản phẩm, việc chần bông tơ tằm được thực hiện hoàn toàn bằng tay với kim chỉ truyền thống. Tấm bông tơ được bọc bằng 1 lớp lụa tơ tằm mỏng bên ngoài và chần cùng nhau tạo thành ruột chăn. Lớp bọc bằng lụa được may khóa ở một đầu giúp khách hàng có thể mở ra để kiểm tra lớp bông tơ tằm phía trong.

Kết quả hình ảnh cho chăn tơ tằm phùng xá

Ruột chăn sau khi chần sẽ được lồng vào một lớp vỏ vải lụa tơ tằm dày hơn. Ruột chăn và vỏ chăn có các điểm nối kết để tránh hai phần này bị xộc lệch trong quá trình sử dụng.

Sản phẩm hoàn thiện là một tấm chăn bông tơ tằm 100% nguyên chất từ trong ra ngoài, không hề pha trộn bất kỳ thành phần nào.

Qua quá trình sử dụng, chăn tơ tằm tự dệt có độ bền cao, bông tơi đồng đều, không bị co ngót hay vón cục như chăn bông cotton.

Tấm chăn tơ tằm tự dệt do nghệ nhân Phan Thị Thuận sáng tạo khác hẳn với những loại chăn tơ tằm từ Trung Quốc và các loại chăn bông cotton khác. Mời bạn xem thêm:

So chăn tơ tằm tự dệt của nghệ nhân Phan Thị Thuận với chăn tơ tằm khác và chăn bông cotton

Chăn tơ tằm tự dệt - sản phẩm sáng tạo độc nhất vô nhị của nghệ nhân Phan Thị Thuận

Tags: chăn cao cấp, chăn sang trọng, chăn tơ, chăn tơ tằm, chăn tơ tằm phan thị thuận, chăn tơ tằm phùng xá, chăn tơ tằm tự dệt, lụa tơ tằm phan thị thuận, mền bông tơ tằm, phan thị thuận, quà tặng, đồ cao cấp, đồ dùng an toàn
Bình luận:
binh-luan

effemiHib

12/12/2022

A must for your cutting cycles cialis for daily use Hypoxia play a critical role in the pathogenesis of a broad array of disease especially those in which the vasculature is a component, therefore we used the Apln CreERT mT mG mice to observe the sprouting angiogenesis pattern in hypoxia retina and tumor model, providing evidence for future molecular mechanisms study of sprout angiogenesis and find therapeutic target for angiogenesis related diseases

binh-luan

Emoling

14/04/2022

Irekdb [url=https://bestadalafil.com/]buy cialis online prescription[/url] Omcxkd Viagra Jovenes Pdkojg cialis vs viagra Wllgvy https://bestadalafil.com/ - Cialis

Gửi bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: